Trật khớp cổ tay: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe

Trật khớp cổ tay là một trong những chấn thương phổ biến thường gặp ở tay. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Nắm được nguyên nhân là các giúp chúng ta phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.

>>> Xem thêm: 10 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

1. Tình trạng trật khớp cổ tay là gì?

Cấu tạo cổ tay gồm 8 xương nhỏ, được kết nối với nhau bằng mạng lưới dây chằng giúp hỗ trợ cử động, cầm nắm và làm việc dễ dàng. Trật khớp cổ tay xảy ra do tổn thương hoặc rách tại vị trí bất kỳ trong mạng lưới dây chằng cổ tay. Điều này dẫn đến một hoặc nhiều xương cổ tay bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, gây sai khớp và đau đớn.

trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay là chấn thương phổ biến, xảy ra khi cơ thể bị ngã ở tư thế dang rộng tay để chống đỡ cơ thể. Bệnh cũng có nguy cơ cao gặp ở các vận động viên bóng đá, bóng rổ, đấu vật, hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc khác,…

2. Phân loại trật khớp cổ tay 

Tình trạng này được phân loại dựa trên vị trí và mức độ như sau:

Phân loại theo vị trí trật khớp

  • Trật khớp xương bán nguyệt

Xương bán nguyệt nằm ở phía trung tâm của cổ tay. Cung cấp cấu trúc thượng tầng cho bàn tay, tham gia vào các hoạt động của cổ tay. Trật khớp xương bán nguyệt gây nên tình trạng xương bán nguyệt lệch khỏi vị trí ban đầu, trong khi các xương khác vẫn ở vị trí cũ.

  • Trật khớp quanh xương bán nguyệt

Gây nên tình trạng sưng tấy có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Trật khớp quanh xương bán nguyệt xảy ra khi các dây chằng xung quanh cổ tay bị tổn thương.

  • Gãy Galeazzi

Có thể bị gây ra do một cú ngã trực tiếp tác động đến cổ tay, khiến người bệnh đau đớn ở cổ tay và các khu vực xung quanh.

  • Gãy xương cẳng tay

Gây ra khi người bệnh bị ngã trong tư thế ngửa người quá mức hoặc các tác động trực tiếp lên xương cẳng tay gây ra nứt gãy.

Phân loại theo mức độ trật khớp

Người bệnh có thể được xếp vào 3 mức độ như sau:

  • Mức độ 1: Dây chằng cổ tay bị căng, giãn, có nguy cơ rách. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong gân.
  • Mức độ 2: Một vài dây chằng bị xé rách, các cơn đau xuất hiện nhiều, liên tục.
  • Mức độ 3: Tổn thương nghiêm trọng, một số dây chằng bị đứt hoàn toàn, xe lệch khỏi vị trí và mất khả năng bảo vệ xương. Lúc này đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí ổ khớp, gây trật khớp.

3. Triệu chứng trật khớp cổ tay 

Trật khớp cổ tay gây nên các cơn đau dữ dội. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động và cố gắng di chuyển cổ tay lên xuống, sang trái, phải. Người bệnh có thể cảm thấy sưng tấy hoặc căng cứng ở cổ tay.

Một số triệu chứng đặc trưng người bệnh gặp phải như: đau nhức, sưng tay, cử động tay hạn chế, cứng khớp tay.

Trong một số trường hợp, các biểu hiện của trật khớp cổ tay có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp khác. Để biết chính xác, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

4. Nguyên nhân 

Trật khớp cổ tay thường xảy ra do các chấn thương, va chạm khi chơi thể thao. Trong thực tế, tình trạng này liên quan đến việc dùng tay chống đỡ khi té ngã. Các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Ngã từ trên cao xuống.
  • Va chạm, tai nạn giao thông.
  • Chấn thương khi chơi thể thao.
  • Vận động cổ tay sai cách: Uốn, vặn, xoay cổ tay quá mức.
  • Vận động quá tay, cổ tay bị tổn thương nhiều lần và liên tục.
  • Những người có tiền sử mắc viêm khớphội chứng ống cổ tay dễ bị trật khớp cổ tay.

5. Trật khớp tay có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp trật khớp không gây nguy hiểm và có thể điều trị bằng chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trật khớp nghiêm trọng, không được điều trị và chăm sóc cẩn thận, có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất ổn định cổ tay mạn tính.
  • Đứt gân hoặc dây chằng cổ tay.
  • Mất sự liên kết ở cổ tay.
  • Dây thần kinh trung ương bị chèn ép.
  • Hoại tử vô mạch ở cổ tay.

6. Chẩn đoán 

Trước tiên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý của người bệnh, các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sau đó, sẽ tiến hành kiểm tra các biểu hiện và đặc trưng ở cổ tay chẳng hạn như: tình trạng sưng to, biến dạng khớp cổ tay,…vv.

Ngoài ra, để biết chính xác và loại trừ trường hợp mắc các bệnh lý khác, bác sĩ có thể yêu cầy thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để hỗ trợ chẩn đoán:

  • Chụp X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT.

7. Các phương pháp điều trị trật khớp cổ tay 

Mục tiêu chính khi điều trị trật khớp cổ tay là giúp người bệnh cải thiện cơn đau, hạn chế các biến chứng liên quan. Tùy thuộc vào tình trạng, có thể cải thiện các cơn đau bằng cách:

Điều trị bảo tồn

Ngay sau khi phát hiện cổ tay bị trật khớp, bạn có thể tiến hành một số việc làm sau để giảm đau và làm lành tổn thương:

  • Để cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 48h.
  • Chườm đá vào cổ tay để giảm sưng đau. Mỗi lần chườm khoảng 30 phút. Ngày chườm từ 2-3 lần.
  • Băng nén cố định cổ tay, hạn chế các hoạt động khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc: người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn như: acetaminophen, ibuprofen, naproxen,… Thuốc có thể giảm đau nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau dạ dày, tá tràng,…

Phẫu thuật trật khớp cổ tay

Trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để ngăn biến chứng xảy ra.

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nối các xương tại vị trí bình thường, sửa chữa các vấn đề ở dây chằng hoặc các tổn thương ở cấu trúc xung quanh cổ tay. Các thao tác này được thực hiện thông qua một đường rạch ở cổ tay để lộ khớp. Từ đó đưa khớp về vị trí ban đầu.

Phẫu thuật có thể gây nhiễm trùng hoặc làm hỏng phần cứng ở cổ tay nếu không được thực hiện và chăm sóc đúng cách.

Vật lý trị liệu điều trị trật khớp cổ tay

Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp điều trị không phẫu thuật giúp phục hồi các tổn thương do trật khớp cổ tay gây ra. Tùy tình trạng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện bài tập phù hợp để tăng cường sức mạnh cho cổ tay.

Một số bài tập có thể áp dụng gồm:

Gập tay

  • Cong cổ tay về phía trước tạo cảm giác căng nhưng không đau.
  • Giữ nguyên tay trong 6 giây.
  • Lặp lại 10 lần.

Mở rộng cổ tay

  • Uốn cong cổ tay về phía sau (căng tay nhưng không đau).
  • Giữ nguyên trong 6 giây.
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Uốn cong cổ tay

  • Uốn cong cổ tay từ bên này qua bên khác đến khi cảm thấy căng nhưng không đau.
  • Giữ yên tư thế trong 5 giây.
  • Thực hiện 15 lần.

8. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi tổn thương sau sau trật khớp. Nắm được trật khớp cổ tay nên ăn gì kiêng gì để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trật khớp cổ tay nên ăn gì?

Các thực phẩm sau không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe mà còn cải thiện cơn đau, rút ngắn thời gian hồi phục:

  • Các loại rau xanh đậm: Nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào, giúp xương chắc khỏe.
  • Trái cây: Cam, quýt, bưởi, dâu tây,… Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể thải độc hiệu quả và giảm tình trạng oxy hóa tại các khớp xương.
  • Các loại cá béo: Chứa nhiều axit béo omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm sưng, phòng ngừa oxy hóa,…

Ngoài ra, một số gia vị như gừng, tỏi, nghệ cũng có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng rất tốt cho trường hợp trật khớp cổ tay gây viêm sưng.

Trật khớp cổ tay nên kiêng gì?

Nhiều loại thực phẩm khi ăn vào có thể khiến tình trạng người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Các loại thịt đỏ: Các loại thịt bò, thị chó, thịt dê,… có thể làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể, khiến các cơn đau trở nên nặng nề hơn.
  • Nội tạng động vật: Chứa nhiều photpho, khiến xương khó hấp thụ canxi.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Làm tăng nặng các triệu chứng đau nhức, sưng tấy.
  • Rượu bia, chất kích thích: Làm giảm mật độ xương, là tác nhân khiến các cơn đau trở nên dữ dội hơn.

9. Phòng ngừa trật khớp cổ tay 

Để phòng tránh các cơn đau và bất tiện do trật khớp cổ tay gây ra, trong lao động, sinh hoạt, chúng ta cần lưu ý:

  • Làm việc điều độ, tránh mang vác nặng, quá sức.
  • Chú ý cẩn thận khi chơi thể thao.
  • Thường xuyên tập thể dục để xương khớp dẻo dai.
  • Tránh dùng lực cổ tay quá nhiều.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý xương khớp liên quan.

>>> Xem thêm: Ghế massage có thực sự tốt hay không?

Khi xuất hiện các chấn thương gây đau và hạn chế cử động tại cổ tay, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *